Cọc khoan nhồi là gì? Phương pháp có ưu và nhược điểm là gì?

Nắm bắt được thông tin sâu, rộng về cọc khoan nhồi sẽ giúp những người hoạt động trong ngành xây dựng đưa ra các quyết định mang tính hợp lý cao. Bởi đây là phương án xử lý đất nền hiệu quả cao và giúp khắc phục được các điểm yếu của phương án cọc ép. Cùng Cọc khoan nhồi Đà Nẵng – Công ty TNHH 666 tìm hiểu thông tin chi tiết về loại cọc này trong bài viết này nhé!

Cọc khoan nhồi là gì?

Cọc khoan nhồi là một loại bê tông cốt thép được đổ tại chỗ trong các lỗ trên đất. Để tao ra các lỗ khoan người ta có thể áp dụng các phương pháp đào công hoặc hiện đại hơn là sử dụng các máy khoan, thiết bị để đào lỗ.

Đặc điểm nổi bật loại cọc khoan nhồi là có độ sâu lớn, đường kính các có có kích thước từ nhỏ đến lớn, đường kính trung bình từ 60-300cm, tùy thuộc công trình. Trong đó những loại cọc có đường kính nhỏ <80cm thì được xem là cọc nhỏ. Ngược lại, cọc có đường kính >80cm thì được xem là cọc loại lớn.

Trong khoảng 10 năm gần đây phương pháp này được ứng dụng rộng rãi tại các công trình xây dựng. Với sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị hiện đại nên việc thi công cọc khoan nhồi ở nhiều độ sâu với các đường kinh khác nhau đã trở nên dễ dàng hơn.

Hiện phương pháp này là một trong những giải thi công móng cọc hiệu quả, khắc phục điểm yếu của các phương pháp khác về độ chịu tải, độ an toàn,… Loại cọc này giúp gia cố và giữ ổn định cho công trình, đặc biệt là các công trình cao tầng rất tốt.

Cọc khoan nhồi được cấu tạo như thế nào?

Cấu tạo của cọc khoan này nổi bật các đặc điểm chắc chắn, có tính ứng dụng cao. Các bộ phận của cọc bao gồm:

Cốt thép dọc

Tùy vào yêu cầu và tính toán của bên thiết kế mà đường kính và số lượng cốt thép dọc sẽ được bố trí sao cho phù hợp. Trong đó đường kính tối thiểu là d12, hàm lượng dao động của cọc chịu nén cốt thép dọc là khoảng 0.2 – 0.4%.  Hàm lượng thép có trong cọc chịu uốn, chịu kéo, chịu nhổ là khoảng 0.4 – 0.65%.

Giữa các cọc thép dọc, khoảng cách nhỏ nhất là 10cm. Nếu cọc khoan nhồi chịu nén đúng tâm thì chỉ cần bố trí cốt thép đến 1/3 chiều dài ở phía đầu cọc. Thông thường khi xây dựng, các kỹ sư sẽ bố trí 100% thép ở đầu cọc và giảm dần số lượng ở phía chân cọc để đảm bảo độ bền cho công trình. Lưu ý cần bổ trí đồng đều thép trong các loại cọc chịu uốn, chịu kéo và chịu nhổ trên toàn bộ chiều dài cọc.

Cốt thép đai

Về cơ bản đường kính của cốt thép gai sẽ dao động trong khoảng  d6-d12 với khoảng cách nhỏ nhất là 200 – 300mm. Tuy nhiên, đường kính và khoảng cách cọc có thể được thiết kế linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của thiết kế.

Thép đai tăng cường cho cọc khoan nhồi

Thép đai này có đường kính dao động từ d8-d20, được bố trí trong lòng thép để đảm bảo sự chắc chắn và ổn định trong quá trình thi công. Các bố trí thép đai này sẽ là cứ mỗi đoạn sẽ được lắp đặt cách nhau 2m.

Con kê bảo vệ cốt thép

Con kê được sử dụng để tạo ra lớp bảo vệ cốt thép bền bỉ. Tại các cọc khoan nhồi với lớp bê tông bảo vệ có độ dày từ 5 – 7cm, người ta sử dụng con kê bằng xi măng có lỗ hình tròn ở giữa và luồn vào trong quá trình lắp đặt thép gai.

Ống thăm dò

Tùy vào tiết diện của cọc khoan mà sẽ có số lượng ống thăm dò khác nhau. Nếu đường kính cọc <1m thì sẽ dùng đến 3 ống thăm dò, cọc có đường kính là 1-1.3m sẽ dùng 4 ống, đường kính cọc lớn hơn 1.3m sẽ cần đến 5 ống trở lên.

Thông thường, ống thăm dò sẽ được làm bằng thép hoặc nhựa. Tuy nhiên, ống thăm dò bằng thép sẽ được cần được dùng cho các cọc khoan nhồi có đường kính > 1.5m hoặc chiều dài lớn hơn 25m để đảm bảo chắc chắn. Ống dò sẽ được hàn trực tiếp vào vành đai thép hoặc sử dụng thanh thép hàn kẹp lên vành đai. Đối với ống thăm dò có đường kính 114m, chân lồng thép phải đặt thấp hơn 1m sao cho đảm bảo không trùng với vị trí cốt thép chủ.

Lưu ý:

  • Vị trí ống thăm dò cần lắp đặt đúng vị trí trên bản thiết kế để đảm bảo độ chắc chắn.
  • Số lượng ống được đặt tối thiểu là 50% tổng lượng cọc hạn chế tình trạng bê tông đất đá làm tắc.
  • Cần bịt kín đầu dưới của ống thăm dò, đầu trên có nắp đậy.

Móc treo cọc khoan nhồi

Để đảm bảo móc treo có độ chắc chắn cao thì cần được làm, từ chất liệu cốt thép chuyên dụng và vị trí móc được gia công theo đúng thiết kế từ trước. Cần bố trí các móc treo sao cho đảm bảo sẽ không có biến dạng quá nhiều khi cầu lồng thép lên.

Các lồng cốt thép được làm thành từng đoạn để nhằm giúp cho quá trình cấu lắp được diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn. Thép chủ của lồng thép nối với nhau bằng 50% cóc nối và 50% nối buộc.

Một số loại cọc khoan nhồi phổ biến hiện nay

Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, các phương pháp cọc khoan cũng được sản xuất với nhiều loại để đáp ứng nhiều công trình khác nhau. Một số loại cọc khoan  có thể kể đến như:

  • Cọc khoan thường: gồm các lỗ cọc được tạo ra bằng phương pháp khoan rửa ngược, khoan gầu.
  • Cọc khoan nhồi mở rộng đáy: Thông thường, cọc khoan này sẽ có đường kính đáy lớn hơn thân cọc. Khả năng chịu tải trọng của cọc lớn hơn 5÷10% so với các loại cọc khoan thông thường.
  • Cọc barrette: Thường được thiết kế với các tiết diện hình chữ nhật, hình chữ thập, chữ H, chữ I… Để tạo lỗ cho loại cọc này người ta dùng gầu khoan, sức chịu tải trọng tăng lên 30% do tăng sức mang tải bên.
  • Cọc khoan này có cói rửa và bơm vữa xi măng gia cường đáy: Là loại móng cọc hiện đại nhất hiện nay, loại cọc này có sức chịu tải tăng lên đến 200 ÷ 300%, có thể sử dụng tối đa độ bền của bê tông cọc.

Ưu điểm và nhược điểm của móng cọc khoan nhồi

Đây là là giải pháp xử lý đất nền được sử dụng rộng rãi, sở hữu nhiều ưu điểm mà các phương pháp khác không có được. Tuy nhiên, chúng cũng có những nhược điểm, gây khó khăn trong quá trình thiết kế. Cụ thể ưu và nhược điểm của loại cọc này như sau:

Ưu điểm

Về mặt kết cấu hay thi công, cọc khoan này đều sở hữu ưu điểm nổi trội như:

Đới với kết cấu

Cọc khoan nhồi có cấu tạo bê tông liền khối nên có nhiều ưu điểm.

  • Có khả năng chịu tải tốt, cao gấp 1-2 lần so với những phương pháp khác.
  • Có thể điều chỉnh linh hoạt động kính và độ sâu của cọc tùy theo yêu cầu thiết kế.
  • Cọc có thể được nhồi ở những lớp đất cứng, đá cứng, nơi mà cọc đóng không đạt tới được.
  • Giúp tối ưu chi phí thi công hiệu quả trên nhiều loại địa chất phức tạp.\
  • Độ chấn rung khi thi công rất nhỏ, nhờ đó có thể ngăn chặn được tình trạng cọc chắn và đất bị trồi lên xung quanh hai bên. Các công trình liền kề không bị tác động, ảnh hưởng.
  • Móng vững chắc nhờ khả năng chịu trọng tải ngang của cọc khoan rất lớn.
  • Thi công cọc khoan nhồi là đổi bê tông liền khối nên không cần phải hàn nối như cọc đóng do đó cho độ bền ổn định và khả năng chịu lực tốt hơn.

Đối với thi công

Trong thi công, phương pháp cọc khoan này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí,…tối đa.

  • Giúp giảm 20 – 30% chi phí xây dựng công trình nhờ tối ưu số lượng cọc trong móng.
  • Có thể thi công tại các các khu dân cư đông đúc, địa hình khó thi công như các công trình xây dựng sát nhau, nhà ở trong ngõ, hẻm, địa hình chật hẹp…
  • Thi công cọc khoan nhồi sẽ đảm bảo độ chính xác theo phương thẳng đứng cao hơn và tốt hơn nhờ sự trợ giúp từ máy móc hiện đại.
  • Tiết kiệm được thời và chi phí nhờ không cần công đoạn đúc cọc sẵn. vận chuyển hay thuê kho bãi.
  • Có độ ồn thấp, làm giảm các tác động xấu đến môi trường sống xung quanh.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội phương pháp này mang lại, cọc khoan còn tồn đọng một số nhược điểm như:

  • Dễ xảy ra các vấn đề như: co thắt, hẹp cục bộ thân cọc, thay đổi tiết diện cọc khoan, bê tông bị rửa trôi,… Nguyên nhân gây ra là thường do quá trình khảo sát không được thực hiện kỹ càng, tiến độ thi công không đảm bảo.
  • Quá trình thi công bị phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Đặc biệt mùa mưa bão, nước mưa chảy xuống khiến công trình bị úng nước, gây hỏng hóc, hao phí tiền của, thời gian và công sức xây dựng.

Máy móc sử dụng trong thi công cọc khoan nhồi

Với những lợi ích vượt trội mà cọc khoan mang lại, phương pháp này đã được các nhà thiết kế ưu tiên ứng dụng lựa chọn cho các công trình. Bên cạnh đó, khoa học phát triển, các thiết bị máy móc hỗ trợ cho việc thi công cọc này cũng được cái tiến ngày một hiện đại hơn. Một trong các thiết bị hỗ trợ đắc lực nhất để thi công cọc khoan nhồi có thể kể đến như:

  • Mũi khoan xoắn với đa dạng đường kính khác nhau.
  • Gầu khoan.
  • Búa đập đá.
  • Máy tách cát.
  • Bơm bentonite.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02363.842.666